• Slide 1
  • Slide 2
  • Slide 3
  • slide 4
Tin tức » Đồ chơi góp phần giúp trẻ tự kỷ hòa nhập hơn với cuộc sống bên ngoài

Trong những năm gần đây, có nhiều căn bệnh lạ xuất hiện ở trẻ em làm các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng, trong đó có căn bệnh trầm cảm hay nặng hơn đó là tự kỷ ở trẻ em. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại hậu quả rất lớn về sau.  Gia đình sẽ là môi trường tốt nhất để cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ. Ngoài cha mẹ là người bạn không thể thiếu thì đồ chơi sẽ là vật giúp trẻ tiếp xúc tốt hơn với mọi thứ xung quanh.

Đồ chơi sẽ là kênh giao tiếp quan trọng của trẻ tự kỷ với thế giới bên ngoài. Các loại đồ chơi ngoài trời  vừa mang lại niềm vui, đồng thời hỗ trợ cho trẻ nhiều kỹ năng quan trọng. Khi quan sát con chơi, bạn sẽ hiểu được bé muốn gì, có khả năng gì để từ đó có hướng điều trị và giáo dục phù hợp.

Những lưu ý khi chọn đồ chơi cho trẻ tự kỷ

Đồ chơi thích hợp cho trẻ tự kỷ cần có hai chức năng, vừa mang lại niềm vui vừa hỗ trợ quá trình phát triển những kỹ năng quan trọng như giao tiếp, khám phá, hòa nhập, những kỹ năng mà các bạn cùng tuổi khác học được mà không gặp khó khăn nào.

Muốn chọn đúng đồ chơi cho trẻ tự kỷ, cha mẹ hãy để ý đến sở thích và bản tính riêng của bé. Có bé thích xây dựng, sắp xếp sẽ thích các đồ chơi đất sét nặn, xếp hộp, có bé cảm thấy ôm ấp, vuốt ve làm mình thoải mái hơn sẽ thích thú nhồi bông hoặc búp bê để ôm ấp, có bé bé hiếu động lại thích các món đồ chơi vận động. Những bé thụ động có thể thích sách truyện hay thí nghiệm khoa học…

Mặt khác hãy chú ý tới những trò chơi có thể hỗ trợ tốt nhất đối với các lĩnh vực mà bé cần giúp đỡ, ví dụ có bé khó khăn hơn trong giao tiếp, có bé khó khăn trong các hoạt động hay sự hòa nhập…

Việc chọn trò chơi cũng cần hướng tới mục tiêu trong kế hoạch chữa trị khi biết bé đang cần được chú ý về khả năng nào nhất. Mỗi trẻ tự kỷ có thể cần các trò chơi phát triển các chức năng sau đây.

Trò chơi hỗ trợ kỹ năng giao tiếp tương tác

Đây là kỹ năng mà trẻ tự kỷ thường cần hỗ trợ nhiều nhất. Những món đồ chơi đòi hỏi phải chơi chung, chia sẻ, chờ đến lượt, bắt chước… là các tốt nhất để giúp bé phát triển những kỹ năng giao tiếp với cộng đồng. Các trò chơi mang tính tương tác như xích đu mầm non, thang leo mầm non, … sẽ hỗ trợ rất tốt cho các kỹ năng này và chúng thích hợp với nhiều độ tuổi, từ mầm non đến tuổi vị thành niên. Với các bé mới bắt đầu học chơi tập thể với các nguyên tắc cần hỗ trợ, chia sẻ, chờ đến lượt, nên cho bé chơi những trò chơi ngắn và đơn giản, chú ý dạy từng chút một để tránh làm bé tức giận.

Trò chơi kích thích giác quan

Các trẻ gặp khó khăn về vấn đề giác quan cần những món đồ chơi có thể giúp điều hòa nhiều giác quan. Những món đồ chơi có bề mặt sờ chạm thấy khác nhau có thể kích thích giác quan của trẻ như nhà banh mầm non, xếp hình..

Trò chơi vận động

Các trò chơi xếp hình là trò rất tuyệt để các em tập cử động ngón tay, các trò chơi xếp  chữ, số, địa lý vừa giúp trẻ thể hiện sự khéo léo, vừa giúp bé ghi nhớ và đọc tốt hơn. Bạn cũng có thể lựa chọn các trò nhà hơi, xe đạp, dây nhảy dây, ném bóng… khiến bé vui, và lại tập được kỹ năng phối hợp tay chân và giữ thăng bằng. Mặt khác, những trò chơi mang tính vận động còn có khả năng kích thích trung tâm ngôn ngữ của não bộ, giúp bé vận động khả năng ngôn ngữ và giao tiếp tốt hơn.

Mỗi bé có sở thích và tình trạng bệnh khác nhau, để lựa chọn được chính xác đồ chơi bé cần, gia đình có thể đưa bé tới của hàng Đồ Chơi Đại Việt của chúng tôi để chọn mua các sản phẩm đồ chơi được tốt nhất. Hoặc quý khách có thể truy cập website http://dochoidaiviet.com để khảo các sản phẩm.

Xem thêm: Khu vui chơi trẻ em giúp trẻ phát triển toàn diện cha mẹ yên tâm hơn

Tin liên quan